Sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nhằm đáp ứng công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục hành chính và khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành, áp dụng pháp luật...; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý trong công tác quản lý Nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về VK, VLN, CCHT.
Việc sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sẽ khắc phục những vướng mắc, bất cập, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, là nhiệm vụ cấp thiết đang được quần chúng nhân dân và lực lượng Công an quan tâm, mới đây Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị tuyên truyền, lấy ý kiến về các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, trong đó có Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Tại hội nghị, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH đã trình bày nội dung trọng tâm của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Các đại biểu dự hội nghị đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến để làm rõ sự cần thiết của việc xây dựng, ban hành dự án Luật và vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các dự án Luật trong đời sống xã hội nói chung và trong công tác công an nói riêng.
Xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục hành chính và khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, bảo đảm thống nhất với các luật có liên quan; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý trong công tác quản lý Nhà nước và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị tuyên truyền, lấy ý kiến về các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV Thực tế hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của các nước trên thế giới có cho, tặng, viện trợ một số loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Việt Nam để phục vụ việc nghiên cứu, sản xuất, trang bị, sử dụng cho các đối tượng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, một số tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua bán, trao đổi, cho, tặng, phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không còn khả năng phục hồi, tính năng, tác dụng để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, tư liệu truyền thống, lịch sử. Trong 5 năm qua, toàn quốc đã vận động nhân dân giao nộp 99.689 khẩu súng các loại và nhiều bom, mìn, lựu đạn, thuốc nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ khác. Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đấu tranh quyết liệt, hiệu quả đối với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; qua đó đã phát hiện 34.109 vụ, bắt giữ 56.027 đối tượng, thu 4.975 khẩu súng các loại.
Đồng chí trưởng Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH thông qua dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai, thực hiện Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2017 đã phát sinh một số bất cập, hạn chế, vướng mắc. Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ đối tượng sử dụng dao sắc, nhọn có tính sát thương cao, gây án với tính chất rất manh động, gây bức xúc dư luận xã hội. Tuy nhiên, lại không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép VK vì trong luật hiện hành không quy định dao là VK. Bên cạnh đó, tình trạng đối tượng sử dụng trái phép súng tự chế, VK thô sơ diễn biến rất phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm như VK quân dụng nhưng theo quy định của luật hiện hành thì súng tự chế, VK thô sơ không thuộc danh mục VK quân dụng. Theo đó Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN và CCHT sửa đổi gồm 8 chương, 74 điều (sửa đổi, bổ sung 55 điều so với Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN và CCHT năm 2017) quy định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến VK, VLN và CCHT. Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân; đồng thời, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong tình hình mới.
Phòng CSQLHC về TTXH