An ninh trật tự

Tổng hợp các phương thức lừa đảo qua mạng
Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo qua mạng xã hội có chiều hướng gia tăng và rất phức tạp.Để người dân không bị “mắc bẫy” của những kẻ giả danh kết bạn, làm quen trên MXH để lừa đảo, Công an tỉnh Phú Thọ đưa ra 6 cảnh báo để người dân tránh xa.
1️⃣. Dùng ảnh chụp màn hình lệnh chuyển khoản giả để lừa đảo: các đối tượng đặt mua hàng qua mạng Internet, làm giả thông tin chuyển khoản số tiền phải thanh toán qua Internet Banking, sau đó chụp ảnh màn hình điện thoại gửi cho bên bán. Bên bán do không kiểm tra kĩ, mất cảnh giác đã chuyển hàng cho các đối tượng lừa đảo.
2️⃣. Lợi dụng phương thức thanh toán khi giao nhận hàng: Trong quá trình nhận hàng, các đối tượng đã lợi dụng sự chủ quan của người giao hàng để đánh tráo sản phẩm, sau đó lấy lý do sản phẩm không giống như quảng cáo để từ chối không nhận và trả lại hàng rồi chiếm đoạt.
3️⃣. Tạo ra các ứng dụng, liên kết, tập tin chứa mã độc để đánh cắp thông tin người dùng: Các đối tượng tạo ra các phần mềm tương tự như các ứng dụng dùng cho điện thoại di động thông tin để theo dõi diễn biến lây lan của dịch Covid-19 hoặc mạo danh nhân viên y tế gửi thư điện tử cho người dùng với tập tin đính kèm hoặc các liên kết dẫn đến nội dung về cập nhật tình hình lây nhiễm của dịch Covid-19. Khi người dùng cài đặt ứng dụng, mở các tập tin đính kèm hoặc nhấp vào các liên kết, máy tính và điện thoại cá nhân của họ sẽ bị tấn công bởi các mã độc và bị đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng được lưu trữ trực tuyến. Từ đó người dùng bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
4️⃣. Tạo ra các trang web, ứng dụng có hình thức bán hàng, đầu tư thiết bị y tế hoặc đầu tư vắc xin ngừa Covid-19 để lừa đảo: Các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo người dùng đăng ký tài khoản tại một trang web hoặc ứng dụng không rõ nguồn gốc, không có bản quyền bảo hộ, đối tượng cam kết việc đầu tư sẽ thu lời hằng ngày. Quá trình trao đổi thông tin với người hỗ trợ cũng như các thành viên khác được thực hiện qua nhóm chat trên Zalo, Telegram hoặc các ứng dụng mạng xã hội khác. Sau khi đã có nhiều người đầu tư, các đối tượng sẽ làm sập trang web, ứng dụng để chiếm đoạt số tiền của người đầu tư. Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn tạo các trang web bán hàng trực tuyến vật tư y tế; sau khi nhận tiền của người mua hàng, các đối tượng ngắt liên lạc và không giao hàng như thỏa thuận.
5️⃣. Giả danh cơ quan pháp luật gọi điện đến số điện thoại cố định, di động của người dân để đe doạ nạn nhân chuyển tiền
Đối tượng giả danh cơ quan pháp luật gọi điện đến số điện thoại cố định, di động tự xưng là cán bộ Cơ quan CSĐT, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đe dọa người dân đang có liên quan đến một vụ án về mua bán trái phép chất ma túy, tham nhũng, rửa tiền... và đề nghị bị hại chứng minh giá trị tài sản tại các tài khoản trong ngân hàng bằng việc chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan Công an để tạm giữ, chúng cho biết sau khi xác minh nếu thấy số tiền không liên quan sẽ trả lại. Bằng thủ đoạn trên, nhiều người đã tin tưởng nghe theo lời của chúng chuyển tiền vào số tài khoản cá nhân do các đối tượng cung cấp. Sau khi nhận tiền, các đối tượng nhanh chóng rút hoặc chuyển khoản đến các ngân hàng khác để chiếm đoạt.
6️⃣. Thủ đoạn cho vay tài chính qua mạng xã hội rồi chiếm đoạt tài sản
Lợi dụng kẽ hở trong trình tự, thủ tục cho vay tài chính qua mạng xã hội (khách hàng vay tiền không trực tiếp gặp mặt nhân viên tư vấn cho vay mà chỉ thông qua điện thoại và Zalo để giao dịch, thỏa thuận vay tiền), các đối tượng sử dụng sim rác gọi điện đến số điện thoại của người dân giới thiệu về dịch vụ cho vay tiền của công ty với lãi xuất thấp. Thủ tục vay tiền đơn giản, khách hàng chỉ cần chụp ảnh CMND, sổ hộ khẩu hoặc bằng lái xe gửi qua Zalo, nên rất nhiều khách hàng đã đăng ký để vay tiền. Sau khi người vay đồng ý, các đối tượng yêu cầu khách hàng truy cập vào các trang web hoặc ứng dụng vay tiền online, hướng dẫn người dùng điền thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, số diện thoại của người thân… Sau đó, người vay phải nộp một khoản tiền phí bảo hiểm khoảng 10% tổng số khoản vay. Tuy nhiên, khi người dùng đăng nhập vào tài khoản thì trên trang web, ứng dụng sẽ báo các thông tin giao dịch không thành công, thông tin không hợp lệ, số tiền vay không được giải ngân... Lúc này, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ thông báo với người dùng về tài khoản ngân hàng đang có nợ xấu, hoặc tài khoản nhận tiền không chính xác và yêu cầu người dùng phải nộp thêm 50% tổng số khoản vay là phí xác thực thông tin tài khoản bị lỗi hoặc mở đóng băng, giải ngân tài khoản. Tuy nhiên hầu hết người vay không có tiền để chuyển tiếp 50% nên các đối tượng đã chiếm đoạt 10% tiền phí bảo hiểm trước đó.
B.B.T

Các tin đã đưa

ĐƯỜNG ĐÂY NÓNG
Trực ban 24/24: 069 2646 112
Cảnh sát phản ứng nhanh: 113
Cứu hỏa: 114
TIẾP NHẬN PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Số điện thoại: 0692 646 646
Email: catinh@phutho.gov.vn;
tiepnhanphananhkiennghi@mps.gov.vn
Website: http://pakn.dichvucong.gov.vn
Cơ quan tiếp nhận Phản ánh kiến nghị:
Phòng Tham mưu - Công an tỉnh Phú Thọ    (51 Trần Phú, Tân Dân, Việt Trì, Phú Thọ).

PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH

LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số lượt truy cập trong ngày: 633
Tổng số lượt truy cập: 12663778