Hoạt động Công an tỉnh

NHỮNG VẤN ĐỀ CỬ TRI CẦN BIẾT VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆP KỲ 2021 - 2026
Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị quan trọng của Đất nước và diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Bầu cử là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện quyền làm chủ của nhân dân và là nơi để cư tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
          Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả Nước; trong bối cảnh Đất nước ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tiếp tục giữ vững ổn định ANCT và đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội cũng như thực hiện “mục tiêu kép” trong công tác phòng chống dịch Covid 19.
          Để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, mỗi cử tri cần nắm chắc một số điều cơ bản sau đây:
          1. Độ tuổi của cử tri
          Theo quy định của pháp luật, cử tri phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, do vậy tính đến ngày công bố bầu cử (tức ngày 23/5/2021) thì công dân nào đủ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi tham gia bầu cử.
          2. Các mốc thời gian quan trọng
          - Chậm nhất đến ngày 04/3/2021: Công bố số lượng đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử, số lượng Đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử. Công bố số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã; danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
          - Ngày 13/4/2021: Niêm yết danh sách cử tri.
          - Chậm nhất đến ngày 28/4/2021: Công bố danh sách những người ứng cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
          - Ngày 23/5/2021: Ngày bầu cử.
          - Chậm nhất đến ngày 02/6/2021: Công bố kết qủa bầu cử và danh sách những người trúng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã.
          - Chậm nhất đến ngày 12/6/2021: Công bố kết qủa bầu cử và danh sách những người trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.
          3. Danh sách cử tri
          Mọi công dân có quyền bầu cử đều có được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri; trong đó cần lưu ý:
          - Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri nơi thường trú hoặc tạm trú hoặc đơn vị đóng quân (đối với các đơn vị vũ trang nhân dân).
          - Đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về nước sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ thì phải đến UBND xã xuất trình giấy tờ cần thiết để được ghi tên và danh sách cử tri.
          - Đối với cử tri là người đang bị tam giam, tạm giữ, đưa vào cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc ghi tên vào danh sách tại nơi đang quản lý.
          4. Địa điểm và thời gian bầu cử
          - Địa điểm bỏ phiếu được tổ chức tại các địa điểm công cộng (nhà văn hóa, trường học, hội trường) tùy theo mật độ dân cư và điều kiện cơ sở vật chất của từng địa phương.
          - Thời gian bỏ phiếu bắt đầu từ 7h00 đến 19h00 cùng ngày (thời gian có thể tổ chức sớm hơn hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 02 giờ).
          5. Cách ghi phiếu bầu cử
          - Nếu cử tri không tín nhiệm người nào thì gạch ngay chính giữa họ và tên người đó; cần lưu ý:
          - Không được khoanh tròn, không được đánh dấu trên phiếu, không được ghi thêm vào phiếu bầu hoặc để nguyên phiếu bầu (đối với các phiếu bầu có số dư hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu).
          - Khi cử tri ghi phiếu bầu không ai được xem; nếu phiếu bầu bị hỏng thì cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
          - Nếu cử tri không thể tự ghi phiếu thì có thể nhờ người khác ghi hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu (trừ trường hợp là người khuyết tật không thể tự bỏ phiếu và hòm phiếu).
          6. Nguyên tắc bỏ phiếu
          - Mỗi cử tri có quyền bỏ 01 (một) phiếu bầu Đại biểu quốc hội và 01 (một) phiếu bầu Đại biểu hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
          - Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay (trừ những trường hợp được Pháp luật quy định), khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
          - Trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không đến được phòng bỏ phiếu thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở, nơi điều trị.
          - Khi cử tri bầu cử xong, tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
          - Mọi người đều phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu./.
Sưu tầm
 

Các tin đã đưa

ĐƯỜNG ĐÂY NÓNG
Trực ban 24/24: 069 2646 112
Cảnh sát phản ứng nhanh: 113
Cứu hỏa: 114
TIẾP NHẬN PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Số điện thoại: 0692 646 646
Email: catinh@phutho.gov.vn;
tiepnhanphananhkiennghi@mps.gov.vn
Website: http://pakn.dichvucong.gov.vn
Cơ quan tiếp nhận Phản ánh kiến nghị:
Phòng Tham mưu - Công an tỉnh Phú Thọ    (51 Trần Phú, Tân Dân, Việt Trì, Phú Thọ).

PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH

LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số lượt truy cập trong ngày: 913
Tổng số lượt truy cập: 12751717